Thứ Hai, 12 tháng 9, 2016

Để tránh ngộ độc thực phẩm đừng bỏ qua công đoạn quan trọng sau đây khi nấu ăn

Chúng ta sử dụng thực phẩm mỗi ngày, sử dụng chúng không hợp vệ sinh, không an toàn đều có thể khiến bạn bị ngộ độc, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe.

Giữ an toàn cho chính bạn và gia đình bằng cách làm theo những quy tắc quan trọng sau đây để phòng tránh ngộ độc thực phẩm:

1. Ướp thịt với chanh, giấm

Để tránh ngộ độc thực phẩm đừng bỏ qua công đoạn quan trọng sau đây khi nấu ăn - Ảnh 1.

Theo nghiên cứu, thêm giấm hoặc nước cốt chanh vào thịt khi ướp có thể làm cho thịt của bạn an toàn hơn. “Axit có xu hướng làm chậm sự tăng trưởng của vi khuẩn trên thịt”, Melvin Hunt, Tiến sĩ - Giáo sư về khoa học thực phẩm tại Đại học bang Kansas, Mỹ nói.

Chỉ cần ướp đúng cách: Ướp trong tủ lạnh và không để ở môi trường ngoài. Lưu ý thêm là thịt gia cầm không nên ướp quá hai ngày, nhưng thịt bò, thịt lợn và thịt cừu lại có thể để trong gia vị ướp năm ngày mà không vấn đề gì.

2. Chú ý đến nhiệt độ, đừng chỉ dựa vào màu sắc khi nướng thịt

Để tránh ngộ độc thực phẩm đừng bỏ qua công đoạn quan trọng sau đây khi nấu ăn - Ảnh 2.

Bạn không thể dựa vào màu sắc hoặc kết cấu của thịt để suy đoán độ chín của miếng thịt bạn nướng. Trong các nghiên cứu gần đây, các yếu tố như thịt bò được đóng gói như thế nào ảnh hưởng đến màu sắc của thịt sau khi nấu chín.

Một số miếng thịt ngả màu nâu rất nhanh sau khi nấu, trước khi chúng đạt đến một nhiệt độ an toàn, trong khi một số miếng thịt khác lại vẫn còn màu hồng ở giữa sau khi nấu chín.

Hãy hâm nóng burger của bạn đến 160° F, tương đương 71,1 độ C, cẩn thận hơn bạn nên sử dụng một nhiệt kế thực phẩm trong quá trình nấu nướng.

3. Rửa sạch rau dưới vòi nước chảy và vẩy rau thật ráo nếu ăn sống

Để tránh ngộ độc thực phẩm đừng bỏ qua công đoạn quan trọng sau đây khi nấu ăn - Ảnh 3.

Những loại rau lá xanh (như rau diếp, rau bina, và bắp cải) tạo thành thực phẩm rủi ro nhất theo quy định của FDA (Trung tâm Khoa học vì lợi ích cộng đồng Mỹ).

Hơn nữa, xà lách xanh đóng túi sẵn lại có nhiều khả năng gây ra các vấn đề tiêu hóa hơn cả.

Lý do: vì loại rau đã bị cắt gốc dễ bị vi khuẩn xâm nhập qua vết cắt, và khối lượng lớn rau xanh được xử lý cùng lúc đồng nghĩa với nguy cơ lây nhiễm chéo cao.

Hãy rửa sạch từng lá rau dưới vòi nước đang chảy và sử dụng dụng cụ vắt rau để loại bỏ hầu hết nước dư thừa, sau đó thấm khô bằng khăn sạch hoặc khăn giấy.

Lưu ý, nhớ cất rau vào tủ lạnh trong vòng 2 giờ sau khi mua và sử dụng hết trong vòng một tuần.

4. Hãy coi chừng các "vùng nguy hiểm"

Để tránh ngộ độc thực phẩm đừng bỏ qua công đoạn quan trọng sau đây khi nấu ăn - Ảnh 4.

Các "vùng nguy hiểm" cho vi khuẩn sinh sản là nhiệt độ từ 40 ° F đến 140 ° F , xấp xỉ từ 4,5 độ C đến 60 độ C, vì vậy hãy cẩn thận khi lưu trữ thực phẩm trong khoảng nhiệt độ này.

Sản phẩm dễ hỏng ở nhiệt độ phòng trong hơn 2 giờ gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe. Khi mua đồ từ siêu thị hay cửa hàng tạp hóa thì bạn nên dùng một túi cách nhiệt hoặc lạnh để bảo quản thực phẩm tốt hơn cho đến khi về nhà.

Ngoài ra, nếu dùng xe ô tô, bạn nên để thực phẩm trong khoang lái thay vì trong cốp xe để điều hòa không khí có thể bảo quản chúng trong môi trường mát mẻ.

5. Rửa đĩa và dụng cụ làm bếp thường xuyên

Để tránh ngộ độc thực phẩm đừng bỏ qua công đoạn quan trọng sau đây khi nấu ăn - Ảnh 5.

Hãy nhớ rửa bát đĩa, thớt hay các đồ dùng nấu ăn… đã sử dụng hoặc đã tiếp xúc với các thực phẩm tươi sống trước khi sử dụng chúng để đựng thức ăn chín. Sử dụng nước nóng và xà phòng để rửa dụng cụ sau mỗi bước của quá trình sơ chế.

Điều này sẽ ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi trên bề mặt và giảm khả năng lây nhiễm sang thực phẩm của bạn.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến khích bạn nên sử dụng khăn giấy dùng 1 lần, vừa thân thiện với môi trường lại an toàn hơn bởi vì chúng không chứa vi khuẩn “đe dọa” nào.

Nếu bạn phải sử dụng khăn lau bát đĩa thì nên giặt chúng thường xuyên với nước nóng.

6. Rã đông thực phẩm an toàn

Để tránh ngộ độc thực phẩm đừng bỏ qua công đoạn quan trọng sau đây khi nấu ăn - Ảnh 6.

Thông thường, mọi người có thói quen rã đông thực phẩm bằng cách bỏ thịt hoặc thực phẩm bị đông lạnh ra môi trường bình thường (ở nhiệt độ phòng) hoặc sử dụng nước nóng để rã đông thực phẩm.

Nhưng cách này thực sự không an toàn vì ngay những thực phẩm này khi được làm nóng đến hơn 4 độ C thì vi khuẩn có thể đã bắt đầu nhân lên.

Vì vậy, nếu có dự định sử dụng thực phẩm rã đông, bạn nên có kế hoạch trước rồi bỏ xuống ngăn mát tủ lạnh 24 giờ trước khi chế biến hoặc sử dụng nước lạnh.

Nhưng khi sử dụng nước lạnh bạn cũng nên thay nước khoảng 2-3 giờ mỗi lần cho gói thực phẩm 1,3 đến 1,8kg. Phương pháp này đòi hỏi bạn phải thay nước sau mỗi 30 phút để đảm bảo nó vẫn lạnh.

Bạn cũng có thể nấu ăn mà không cần rã đông, mặc dù nó sẽ tiêu tốn thêm khoảng 50% hoặc nhiều thời gian nấu ăn hơn so với khi chế biến thực phẩm thông thường.

7. Kiểm tra kỹ bao bì khi mua thực phẩm đóng hộp

Để tránh ngộ độc thực phẩm đừng bỏ qua công đoạn quan trọng sau đây khi nấu ăn - Ảnh 7.

Các sản phẩm đóng hộp như chai, lọ hay lon có thể lưu trữ trong thời gian dài nhờ môi trường vô trùng được tạo ra khi chúng được xử lý.

Nhưng nếu nắp lon hoặc nắp chai, lọ bị phồng thì có thể thực phẩm chế biến bên trong có thể đã bị ô nhiễm.

Ngược lại, nếu bề mặt lon, chai hay lọ có vết lõm, vết nứt thì có khả năng thực phẩm cũng đã không còn an toàn. Vì thế, khi mua thực phẩm đóng hộp bạn nên kiểm tra kỹ để đảm bảo chúng vẫn còn nguyên vẹn.

8. Kiểm tra bao bì thực phẩm đông lạnh

Để tránh ngộ độc thực phẩm đừng bỏ qua công đoạn quan trọng sau đây khi nấu ăn - Ảnh 8.

Không chỉ là thực phẩm đóng hộp, mà khi mua thực phẩm đông lạnh bạn cũng nên kiểm tra kỹ bao bì.

Nếu bao bì bọc ngoài đã bị hư hỏng thì bạn không nên mua vì nếu có nước rò rỉ hay sự cố bên ngoài bao bì thì thực phẩm cũng có thể bị ô nhiễm.

Túi thực phẩm có nước đóng băng bên trong cũng không nên mua vì có thể nó đã từng bị rã đông và đông lạnh trở lại, hoặc cũng có thể thực phẩm đông lạnh đó cũng đã quá cũ.

Cóc - thần dược nhan sắc và sức khỏe bán đầy đường mà chị em thường ngó lơ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét